Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
65215

Mô hình nuôi ong ngoại lấy mật hiệu quả cao

Ngày 03/11/2023 19:37:03

với lợi thế đồi núi, vùng nhiên liệu dồi dào, Nuôi ong ngoại lấy mật hiện tại đang là một hình thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao chi các hộ dân xã định Hải cho nguồn thu nhập ổn định bởi 90 - 95% sản phẩm của con ong tạo ra như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa…. đều có thể sử dụng và chế biến trong khi đó nuôi ong đầu tư ban đầu không cao, không đòi hỏi nhiều nhân lực.

Xã Định Hải hiện có khoảng 2.000 đàn ong và tập trung nuôi ở các vùng núi Cấm, Núi Các, Núi Trạn thuộc xã Định Hải. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhờ tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả. Chính vì vậy, nghề nuôi ong lấy mật đã góp phần nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu, phát triển kinh tế địa phương.
Đặc thù của nghề nuôi ong lấy mật, là phải thường xuyên di chuyển theo các mùa hoa, vùng hoa để đảm bảo nguồn thức ăn cho ong. Hiện tại xã Định Hải có 06 hộ gia đình đang nuôi tại vườn nhà
z4845898895603_d17f7bf80780921d1af128de9b6b1d6b.jpg

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong ngoại lấy mật A Trần Thế Huy – một hộ gia đình nuôi Ong ngoại trong vùng cho biết: Thức ăn chính của ong là mật hoa. Vì thế nên muốn nuôi ong thì trước hết phải tìm được địa điểm thích hợp có không gian rộng rãi, trong sạch, nhiều nguồn cung cấp mật, phấn hoa;  không bị ảnh hưởng bởi khói, bụi, hóa chất độc hại của các nguồn gây ô nhiễm, trại chăn nuôi …  Khi dựng trại ong phải chú ý hướng gió, nếu chọn sai địa hình thì nguồn mật thu được rất ít, lúc đó lại phải di chuyển đi nơi khác. Thùng ong phải đặt nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Nếu bảo đảm các yếu tố trên mật ong sẽ có chất lượng tốt và thu được nhiều mật. Đặc biệt  con ong rất nhạy cảm với các hóa chất độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây…..nên cần lưu ý là không dựng trại ong gần những vùng trồng lúa, rau, hoa màu. Bởi ong sẽ bị ngộ độc hoặc chết vì hút phải mật tại những ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật kể cả với liều lượng rất ít.
z4845899042684_768d070fed4cf263dbdd0f14c1d05e8a.jpg
Nuôi ong nhất là ong ngoại đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Nếu năm nào mưa nắng đan xen, cây cối đâm chồi này lộc, gặp được vùng hoa sum suê chỉ cần nửa tháng đến hai mươi ngày, sẽ có được những bánh mật vàng ươm.
Thông thường  hàng năm vào tầm giữa tháng 11 dương lịch anh chị phải di chuyển toàn bộ đàn ong ngoại di cư vào miền Nam để ong kiếm mật và duy trì sự sống, tránh rét.  Đến tháng 3 khi tiết trời mùa xuân ấm áp và mùa hoa ở ngoài này phong phú sẽ di chuyển trở về. 
tải xuống.jpg
Thời gian thu hoạch mật cũng phụ thuộc nguồn thức ăn, mùa xuân từ 10-15 ngày thậm chí nếu nguồn hoa kém cả tháng mới thu hoạch 1 lần, mùa hè từ 10-20 ngày. Mật ong còn chia ra các loại gọi theo tên của  mùa thu hoạch hoặc nguồn gốc mật hoa như mật ong rừng, mật ong nuôi thì có mật ong mùa xuân, mật ong hoa nhãn, hoa tràm (keo), hoa vải…  Mùa nào ong cũng đi lấy mật, cứ hoa nở là ong sẽ đi. Thế nhưng vào mùa xuân (tháng 2, tháng 3) khi muôn hoa đua nở cũng là lúc con ong lấy được nhiều mật của nhiều loài hoa nhất nên mật ong mùa này cũng là ngon nhất bán được giá nhất. Tuy nhiên mấy năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết mưa nắng thất thường nên sản lượng mật mùa xuân thu được ít hơn. Còn vào tầm khoảng tháng 4, 5 ,6,7,8 lại là mùa thu mật chính với năng suất tầm khoảng 20 tấn/ 300 đàn ong. Mang lại thu nhập từ 200-300 triệu/năm ,
images.jpg

Mô hình nuôi ong ngoại lấy mật hiệu quả cao

Đăng lúc: 03/11/2023 19:37:03 (GMT+7)

với lợi thế đồi núi, vùng nhiên liệu dồi dào, Nuôi ong ngoại lấy mật hiện tại đang là một hình thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao chi các hộ dân xã định Hải cho nguồn thu nhập ổn định bởi 90 - 95% sản phẩm của con ong tạo ra như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa…. đều có thể sử dụng và chế biến trong khi đó nuôi ong đầu tư ban đầu không cao, không đòi hỏi nhiều nhân lực.

Xã Định Hải hiện có khoảng 2.000 đàn ong và tập trung nuôi ở các vùng núi Cấm, Núi Các, Núi Trạn thuộc xã Định Hải. Đây là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhờ tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả. Chính vì vậy, nghề nuôi ong lấy mật đã góp phần nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu, phát triển kinh tế địa phương.
Đặc thù của nghề nuôi ong lấy mật, là phải thường xuyên di chuyển theo các mùa hoa, vùng hoa để đảm bảo nguồn thức ăn cho ong. Hiện tại xã Định Hải có 06 hộ gia đình đang nuôi tại vườn nhà
z4845898895603_d17f7bf80780921d1af128de9b6b1d6b.jpg

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong ngoại lấy mật A Trần Thế Huy – một hộ gia đình nuôi Ong ngoại trong vùng cho biết: Thức ăn chính của ong là mật hoa. Vì thế nên muốn nuôi ong thì trước hết phải tìm được địa điểm thích hợp có không gian rộng rãi, trong sạch, nhiều nguồn cung cấp mật, phấn hoa;  không bị ảnh hưởng bởi khói, bụi, hóa chất độc hại của các nguồn gây ô nhiễm, trại chăn nuôi …  Khi dựng trại ong phải chú ý hướng gió, nếu chọn sai địa hình thì nguồn mật thu được rất ít, lúc đó lại phải di chuyển đi nơi khác. Thùng ong phải đặt nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Nếu bảo đảm các yếu tố trên mật ong sẽ có chất lượng tốt và thu được nhiều mật. Đặc biệt  con ong rất nhạy cảm với các hóa chất độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây…..nên cần lưu ý là không dựng trại ong gần những vùng trồng lúa, rau, hoa màu. Bởi ong sẽ bị ngộ độc hoặc chết vì hút phải mật tại những ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật kể cả với liều lượng rất ít.
z4845899042684_768d070fed4cf263dbdd0f14c1d05e8a.jpg
Nuôi ong nhất là ong ngoại đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Nếu năm nào mưa nắng đan xen, cây cối đâm chồi này lộc, gặp được vùng hoa sum suê chỉ cần nửa tháng đến hai mươi ngày, sẽ có được những bánh mật vàng ươm.
Thông thường  hàng năm vào tầm giữa tháng 11 dương lịch anh chị phải di chuyển toàn bộ đàn ong ngoại di cư vào miền Nam để ong kiếm mật và duy trì sự sống, tránh rét.  Đến tháng 3 khi tiết trời mùa xuân ấm áp và mùa hoa ở ngoài này phong phú sẽ di chuyển trở về. 
tải xuống.jpg
Thời gian thu hoạch mật cũng phụ thuộc nguồn thức ăn, mùa xuân từ 10-15 ngày thậm chí nếu nguồn hoa kém cả tháng mới thu hoạch 1 lần, mùa hè từ 10-20 ngày. Mật ong còn chia ra các loại gọi theo tên của  mùa thu hoạch hoặc nguồn gốc mật hoa như mật ong rừng, mật ong nuôi thì có mật ong mùa xuân, mật ong hoa nhãn, hoa tràm (keo), hoa vải…  Mùa nào ong cũng đi lấy mật, cứ hoa nở là ong sẽ đi. Thế nhưng vào mùa xuân (tháng 2, tháng 3) khi muôn hoa đua nở cũng là lúc con ong lấy được nhiều mật của nhiều loài hoa nhất nên mật ong mùa này cũng là ngon nhất bán được giá nhất. Tuy nhiên mấy năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết mưa nắng thất thường nên sản lượng mật mùa xuân thu được ít hơn. Còn vào tầm khoảng tháng 4, 5 ,6,7,8 lại là mùa thu mật chính với năng suất tầm khoảng 20 tấn/ 300 đàn ong. Mang lại thu nhập từ 200-300 triệu/năm ,
images.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ TTHC